39 kết quả phù hợp với "Kinh tế toàn cầu"
Cục diện kinh tế toàn cầu ra sao dưới thời Trump 2.0?
Gần như mọi sự chú ý đều đang đổ dồn vào nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump, khi các chính sách kinh tế của ông dường như sẽ mang lại những thay đổi cơ bản cho nền kinh tế toàn cầu.
Kinh tế toàn cầu duy trì đà tăng trưởng mạnh năm 2025
Kết quả khảo sát của hãng tin Reuters với khoảng 500 nhà kinh tế cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì tốc độ mạnh mẽ trong năm 2025, khi các ngân hàng trung ương lớn thực hiện một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vững mạnh.
Khói lửa Trung Đông đe dọa kéo lùi kinh tế toàn cầu
Trong bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng mạnh tại khu vực Trung Đông, các nhà phân tích cảnh báo, hậu quả kinh tế của kịch bản xung đột lan rộng là rất nghiêm trọng.
Kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm 2024
Trong báo cáo cập nhật Triển vọng kinh tế thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm 2024.
Ba rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu
WB cho rằng hiện tại, kinh tế toàn cầu đối mặt với 3 rủi ro lớn là lãi suất cao, xung đột quân sự và biến động chính trị.
WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Ngân hàng Thế giới WB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay lên 2,6% từ mức dự báo 2,4% hồi tháng 1, với những đánh giá tích cực hơn.
LHQ nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu 2024
Liên hợp quốc đã công bố bản cập nhật Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.
Triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu 2024
Liên đoàn Hậu cần và mua hàng Trung Quốc vừa công bố dữ liệu cho thấy chỉ số hiệu suất hậu cần trung bình tại Trung Quốc trong tháng 4 năm nay đã giảm xuống mức 49,9%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với tháng 3. Tuy nhiên, hiệu suất cao hơn một chút so với mức trung bình quý đầu tiên năm 2024 là 49,6%.
FED duy trì lãi suất - tác động đến kinh tế toàn cầu| Nhìn ra thế giới | 06/05/2024
Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5%, đúng như kịch bản đã được dự báo trước. Như vậy, mức lãi suất này đã được FED duy trì từ tháng 7/2023 và là mức lãi suất cao nhất trong hơn hai thập kỷ qua. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng đô la Mỹ tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.
FED duy trì lãi suất, kinh tế toàn cầu bị tác động
Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.
IMF có thể nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, có thể sẽ nâng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong khi cảnh báo thế giới đang đối mặt với một thập kỷ yếu ớt nếu các thách thức về lạm phát và nợ không được giải quyết.
Việt Nam là điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu
Cùng với các chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng tốt của quý I/2024, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp thế giới cũng đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong bản đồ tự do kinh tế toàn cầu; cùng với Indonesia, Singapore là "tam giác vàng" khởi nghiệp của ASEAN.
Kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng chậm trong năm 2024
Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục chậm lại trong năm 2024, năm thứ ba liên tiếp và có nguy cơ rơi vào mức tăng trưởng yếu nhất trong nửa thập kỷ, kể từ đầu những năm 1990.
Kinh tế toàn cầu được dự báo kém khởi sắc
Năm 2023 được xem là một năm ảm đạm đối với nền kinh tế thế giới khi các động lực tăng trưởng yếu hơn kỳ vọng, trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, căng thẳng địa chính trị kéo dài, và sự phân mảnh kinh tế toàn cầu trở nên sâu sắc hơn. Những khó khăn này tiếp tục kéo dài sang năm 2024, khiến kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ phải đương đầu với khá nhiều cú sốc.
Kinh tế toàn cầu kém khởi sắc | Nhìn ra thế giới | 24/02/2024
2023 được xem là một năm ảm đạm đối với nền kinh tế thế giới khi các động lực tăng trưởng yếu hơn kỳ vọng, trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, căng thẳng địa chính trị kéo dài, và sự phân mảnh kinh tế toàn cầu trở nên sâu sắc hơn. Những khó khăn này tiếp tục kéo dài sang năm 2024, khiến kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ phải đương đầu với khá nhiều cú sốc. Nhật Bản và Anh chính thức rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật, trong khi EU hạ dự báo tăng trưởng, và người dân Trung Quốc nhiều lo lắng khi tăng trưởng chững lại.
Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến kinh tế toàn cầu
Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trả phỏng vấn Washington Post, cho rằng các cuộc tấn công của phiến quân Houthi nhằm vào các tàu ở Biển Đỏ đã có tác động đáng kể đến giá bảo hiểm và vận chuyển, nhưng cho đến nay vẫn chưa ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay. Một trong những lí do cho quyết định này, là việc khống chế lạm phát thành công ở hầu hết các nước trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, trong đó nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 lên 3,1% nhờ khả năng phục hồi bất ngờ ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ và Trung Quốc.
Kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024
Theo khảo sát của Reuters trong tháng này đối với 48 nhà kinh tế, nền kinh tế toàn cầu được dự báo đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 2,6% trong năm 2024, không bùng nổ mà cũng không suy thoái.
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024
Kinh tế thế giới đối mặt nhiều cơn “gió ngược”, song năm mới 2024, các chuyên gia dự báo, mặc dù tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm hơn nhưng những kịch bản tồi tệ nhất có lẽ đã qua.
Xung đột ở Trung Đông tác động kinh tế toàn cầu
Theo hãng tin Bloomberg Economics, nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái với giá dầu tăng vọt nếu Iran tham gia vào cuộc xung đột Israel-Palestine.
Xung đột Trung Đông tăng rủi ro với kinh tế toàn cầu
Cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas có thể khiến các ngân hàng trung ương phải đối mặt với áp lực lạm phát mới, đồng thời giáng một đòn mạnh vào niềm tin về triển vọng kinh tế toàn cầu. Đó là nhận định vừa được Reuters đưa ra.
Xung đột Israel - Hamas gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu
Sự bùng nổ xung đột quân sự ở Trung Đông có thể khiến các ngân hàng trung ương phải đối mặt với xu hướng lạm phát mới cũng như giáng một đòn mạnh vào niềm tin kinh tế, tạo thêm rủi ro cho thị trường toàn cầu.
Xung đột Hamas-Israel gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu
Xung đột ở Trung Đông giáng đòn mạnh vào triển vọng kinh tế ở thời điểm có nhiều hy vọng về khả năng kiềm chế đà tăng giá vốn do đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra.
WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2023 lên 2,1% do Mỹ và các nền kinh tế lớn khác đã chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn so với dự báo.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 đạt 2,3%
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) mới đây dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 2,3% vào năm 2023, tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1, trong khi dự báo của năm 2024 giảm 0,2 điểm phần trăm xuống còn 2,5%.
Kinh tế toàn cầu tăng trưởng dưới 3% trong năm 2023
Dù chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu phục hồi đáng kể và tình hình được cải thiện sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không mấy lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2023.
Kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp (ngày 16/04/2023)
Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhưng với tốc độ chậm chạp, đi kèm với những viễn cảnh không mấy sáng sủa. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 sẽ chỉ đạt dưới 3%, và duy trì ở mức khoảng 3% trong 5 năm tới. Đây là mức dự báo tăng trưởng trung hạn thấp nhất kể từ năm 1990, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% mà nền kinh tế toàn cầu đạt được trong 20 năm qua.
WTO lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho thấy, thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng 1,7% trong năm 2023, giảm so với mức 2,7% của năm 2022.
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cảnh báo triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn 3 thập kỷ. IMF cũng hối thúc các quốc gia tránh tình trạng kinh tế thế giới bị phân mảnh vì căng thẳng địa chính trị, đồng thời cần hành động để đẩy tăng sản lượng.
WB cảnh báo nguy cơ kinh tế toàn cầu giảm tốc
Ngân hàng Thế giới cảnh báo, tiềm năng tăng trưởng trung bình của kinh tế toàn cầu trong giai đoạn từ nay đến 2030 có thể giảm xuống 2,2%/năm - mức thấp nhất trong vòng 3 thập kỷ qua.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại
Phần lớn nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi ở mức khiêm tốn sau khi tăng trưởng chậm đáng kể vào cuối năm ngoái, nhưng lạm phát cao và căng thẳng ngân hàng ở Mỹ và châu Âu đang đe dọa xung lực phục hồi đó.
OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu, dự báo mức tăng trưởng 2,6% trong năm nay.
Kinh tế toàn cầu đầu năm 2023 tốt hơn dự đoán
Bước sang năm mới 2023, có thể thấy tình hình sản xuất của toàn cầu vẫn trong trạng thái khó khăn. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang có dấu hiệu vững vàng hơn so với dự đoán u ám về suy thoái kinh tế hồi cuối năm 2022.
IMF: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chạm đáy năm 2023
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chạm đáy, ở mức 2,7% trong năm 2023, rồi phục hồi vào năm tới. Đây là nhận định mà Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF 2023 đang diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ).
WB hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cho rằng GDP thế giới năm 2023 sẽ tăng trưởng 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 3% mà WB công bố hồi tháng 6/2022.
WTO đánh giá cao đóng góp của Việt Nam vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu
(HanoiTV) - Chiều ngày 25/5/2022, theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tới thăm trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và làm việc với Phó Tổng Giám đốc WTO Trương Hướng Thần.
Bùng nổ các 'ngân hàng bóng tối' đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(HanoiTV) - Lịch sử kinh tế thế giới cho thấy khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, thường dẫn đến bùng nổ hoạt động của các "ngân hàng bóng tối" khiến nợ doanh nghiệp và hộ gia đình tăng - dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng tài chính.